Sau 2 năm nuôi bò sinh sản, ông Nguyễn Đình Trọng (66 tuổi, xã Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ) đã sở hữu đàn bò 22 con.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Trọng cho biết, con trai út của ông đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc có gửi về ít tiền, cộng với tiền ông dành dụm được, tổng cộng là 280 triệu đồng. Tháng 2.2012, ông Trọng chi 200 triệu đồng mua 9 con bò cái, còn lại 80 triệu đồng, ông xây dựng chuồng trại, khu dự trữ thức ăn và hầm biogas.

Ông Nguyễn Đình Trọng với đàn bò sinh sản của mình.
Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò, ông Trọng nhận thầu 8 sào đất rồi trồng cỏ ngọt, xung quanh trồng thêm chuối. Ông cho biết: “Riêng nguồn phân bò thải ra, tôi xử lý qua hầm biogas rồi ủ thành phân hữu cơ để bón cho cỏ ngọt và bán cho một xí nghiệp trồng ớt ở gần đó.
Nhờ vậy, khu chuồng trại của gia đình không những đảm bảo vệ sinh mà còn có thêm thu nhập”. Trong tổng số đàn bò 22 con của ông, có 18 bò cái, mỗi năm ông có nguồn thu 130-150 triệu đồng từ bán bê. Dù thu nhập mới ở mức “lấy công làm lãi” nhưng ông Trọng nhận định nghề này có khả năng phát triển, cho thu nhập cao. Dự kiến năm 2015, đàn bò của ông sẽ tăng lên hơn 30 con.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Trọng còn rất nhiệt tình giúp đỡ các hộ khó khăn trong khu và sẵn sàng cho mượn bò cái mang về nuôi, đến khi bò cái sinh bê con mới phải trả. “Tôi vốn là người Mường, cũng đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống, vì thế khi còn sức khỏe, tôi vẫn sẽ lao động để tạo thêm thu nhập cho gia đình và giúp đỡ mọi người” – ông Trọng vui vẻ chia sẻ.
Nuôi bò sinh sản – 1 vốn 4 lời
ừ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản, đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi (Hòa Bình), là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo tại địa phương, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bán bê.
Trước kia gia đình ông Bảo chăn nuôi cũng thuộc vào diện “mạnh” của xã nào là nuôi dê, nuôi trâu và nuôi lợn…Tuy nhiên nuôi dê thì chúng hay phá hoại hoa màu, nuôi lợn thì hay xảy ra dịch bệnh nên hiệu quả kinh tế không cao, nhiều khi còn bị thua lỗ đậm. Bàn bạc với vợ con rồi ông chuyển sang chăn nuôi bò sinh sản.Lúc đó ông mua 2 cặp bò cái tại địa phương và nuôi gần 2 năm bò đã sinh những chú bê con đầu tiên. Với phương châm của ông Bảo là “bê cái thì để nuôi nhằm tăng đàn, bê đực bán thịt để lấy tiền đầu tư tiếp”. Cứ xoay vòng như vậy, đến nay số lượng đàn bò của gia đình lên tới hơn 40 con trong đó có một con bò đực giống Zebu được hỗ trợ theo chương trình 135 của xã.
(Hình minh họa)
Khi đàn bò tăng về số lượng, cũng là lúc đòi hỏi nguồn thức ăn tăng lên. Để đảm bảo đủ nguồn thức ăn cho đàn bò, nhất là vào những tháng thời tiết xấu, mưa dầm, ông phải dự trữ và tận dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp như: rơm, ngô, cám…tuy nhiên việc chăn thả mới là chủ yếu. Ông và chúng đi hết quả đồi này tới quả đồi khác, hết gần rồi đến xa, chỗ nào có thức ăn xanh non là lại có mặt đàn bò của ông bảo. Chính vì được chăm sóc tốt mà đàn bò của ông béo tốt và khỏe mạnh. Hiện nay, trong tổng đàn của gia đình ông bảo có 24 con đã đẻ và một số đang chửa.
Ông Bảo chia sẻ: “Nuôi bò sinh sản cũng đơn giản, ít bị rủi ro, trong một năm bò đẻ và nuôi 8 tháng đến 10 tháng là cho bán một con bê khoảng 10 triệu đồng (tùy con bê, tuỳ thời điểm và giá cả thị trường). Đặc biệt, nuôi bò là lấy công làm lãi, không tốn kém nhiều về kinh tế, người nuôi chỉ cần đầu tư một lần. Hơn nữa bò là gia súc lớn lên sức đề kháng cao ít khi bị bệnh tật. Tuy nhiên, trong chăn nuôi đề tránh rủi ro thất thoát đàn tôi tìm hiểu nghiên cứu, tìm tòi, học tập kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi và chăm sóc bò sinh sản trên các phương tiện thông tin đại chúng và thường xuyên tiêm phòng vắc-xin dịch bệnh lở mồm long móng cho đàn bò. Chính vì vậy mà đàn bò nhà tôi khỏe mạnh và phát triển tốt ở địa phương”.
Mỗi năm gia đình ông bán ra thị trường từ 10 – 15 con bê con, thu về hơn 100 triệu đồng mỗi năm. Không chỉ nuôi bò sinh sản để phát triển kinh tế gia đình ông bảo còn trồng 4ha keo, trồng mướp đắng, bí đao để tăng thu nhập. Với thành tích như vậy ông Bùi Văn Bảo đã được Ban chấp hành Hội nông dân huyện Kim Bôi tặng Giấy khen với thành tích xuất sắc trong hoạt động công tác Hội. Ông được Sở Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình tặng Giấy khen với thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Ông Bảo là tấm gương sáng trong phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình đáng được mọi người học tập và noi theo.
Lên núi trồng rừng, nuôi bò mà thành triệu phú
Từ cuộc sống cực khổ, ăn bữa nay lo bữa mai, nhưng nhờ trồng rừng, nuôi bò, anh Hoàng Văn Tánh đã thoát nghèo trở thành triệu phú vùng gò đồi thôn Trung Long (xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
Là con thứ 3 trong gia đình nghèo có 6 anh em, học hết lớp 7 anh Tánh đi làm thợ xây kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Năm 1993 lập gia đình, theo tiếng gọi của chính quyền anh rời quê hương xã Triệu Trung lên vùng kinh tế mới ở thôn Trung Long lập nghiệp.

Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.
Chính vì những khó khăn buổi ban đầu như thế mà trong hàng trăm người lên vùng Trung Long lập nghiệp, chỉ còn trụ được vài người, trong đó có gia đình anh Tánh. Với lòng quyết tâm làm giàu, anh Tánh đã vượt qua mọi khó khăn để khai hoang và trồng 20ha tràm, trung bình 5 – 6 năm thu hoạch 1 lần, bình quân cho anh trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Cùng với khai hoang trồng rừng, năm 1996, anh Tánh mua thêm một cặp bò nuôi gây đàn và bán dần. Từ năm 2008 đến nay, đàn bò của gia đình anh Tánh duy trì 30 con, có 15 con bò cái sinh sản giúp anh tự cung cấp giống. Bò giống nuôi một năm có thể xuất bán với giá 12 – 18 triệu đồng/con. Mỗi năm anh bán 15 con bò giống và bò thịt, lợi nhuận bình quân được khoảng 170 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Tánh còn giúp đỡ người dân địa phương về nguồn vốn, kỹ thuật trồng rừng, nuôi bò để cùng phát triển làm giàu. Nhờ những thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế, nhiều lần anh Tánh vinh dự nhận bằng khen và danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Hiền - Chuyên Cung Cấp Bò Giống, Điện Thoại : 0123 4068 249
Địa Chỉ: Thị Trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre